KINH NGHIỆM THI PHỎNG VẤN CÔNG CHỨC - VIÊN CHỨC
Theo quy định từ nghị định 138/2020/NĐ-CP thì căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, viên chức quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; viết; kết hợp phỏng vấn và viết. Riêng đối với xét tuyển công chức thì hình thức duy nhất ở vòng 2 là phỏng vấn.
Sau đây là chia sẻ của chuyên gia Luyện thi 3M công viên chức giúp bạn "đánh bại" các đối thủ cạnh tranh để được tuyển dụng vào công viên chức nhé!

Nội dung bài thi phỏng vấn
- Thời gian: 30 phút (thí sinh dự thi có không quá 15 phút chuẩn bị trước khi phỏng vấn).
- Yếu tố ảnh hưởng: Có yếu tố con người, ngoài việc trả lời các câu hỏi còn có sự tương tác giữa giám khảo và thí sinh. Ngoài ra còn các yếu tố như tác phong, kỹ năng.
- Nội dung thi: Ngoài danh mục tài liệu đã được công bố, có thể có thêm các câu hỏi ngoài lề về gia đình, xã hội...
A. Kiến thức
1. Tài liệu cần ôn luyện và tìm hiểu
Thông thường Hội đồng trước khi thi phỏng vấn thường đưa ra danh mục tài liệu để thí sinh tìm hiểu trước. Tuy nhiên, nếu không nhận được danh mục tài liệu của Hội đồng thì bạn cần tìm hiểu các văn bản quy định về ngành/lĩnh vực (Luật, Nghị định, Thông tư) dự thi; về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của ngành/lĩnh vực nơi bạn đăng ký dự tuyển; một số bài viết của các chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực để nâng tầm hiểu biết với những câu hỏi mở rộng.
2. Nắm bắt trọng tâm ôn luyện
Để có được những vấn đề ôn luyện trọng tâm, bạn cần biết thành phần, người tham gia phỏng vấn là ai? Theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 138/2020/NĐ-CP thì Hội đồng tuyển dụng công chức gồm:
“1. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức việc tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là công chức thuộc bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
d) Các uỷ viên khác là đại diện lãnh đạo của một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định”.
Như vậy, hoàn toàn có thể đoán được thành viên “cứng” của Hội đồng gồm: (1) Lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng; (2) Lãnh đạo bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ (đối với kỳ thi cấp tỉnh thì là Sở Nội vụ; cấp huyện là Phòng Nội vụ; đối với kỳ thi do các Bộ/ngành tổ chức thì là Lãnh đạo Vụ/Ban tổ chức cán bộ); (3) đại diện lãnh đạo của bộ số bộ phận chuyên môn.
Từ đó cho thấy, bạn cần có kiến thức tổng quát chung về ngành/lĩnh vực để có thể trả lời thành viên thứ nhất của Hội đồng. Tiếp theo là kiến thức về công chức/công vụ để có thể trả lời ứng viên thứ 2. Cuối cùng, quan trọng nhất là phần kiến thức chuyên ngành, bạn cần chuẩn bị trước để ứng phó được những câu hỏi xoáy từ thành viên thứ 3 (chuyên gia - người đáng bậc thầy ở vị trí việc làm tới đây của bạn).
3. Một số câu hỏi phổ biến
Các câu hỏi trong vòng thi phỏng vấn thường thiên nhiều về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của vị trí việc làm mà bạn đăng ký dự tuyển. Tất cả nội dung câu hỏi của vòng thi này đều có trong Danh mục tài liệu.
=>> Điều quan trọng là cần tập trung và bám sát ôn tập theo Danh mục mà các cơ quan, đơn vị tuyển dụng đã đưa ra.
Ngoài ra bạn cần trang bị thêm các thông tin chung về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị và vị trí mà bạn đăng ký dự tuyển.
Bên cạnh đó sẽ có những câu hỏi ban đầu để làm quen của Hội đồng như: Thông tin sơ lược về bản thân, kinh nghiệm làm việc trước đó, tại sao muốn trở thành công chức trong khi lương thường thấp hơn bên ngoài, bạn hiểu gì về quy định chức năng, nhiệm vụ của…
Hãy sẵn sàng cho các câu hỏi về chuyên môn, nghiệp vụ
Theo quy định tại Thông tư số 06/2020/TT-BNV thì “nội dung phỏng vấn, thực hành phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, phải đánh giá được kiến thức, kỹ năng, trình độ và khả năng của người dự tuyển. Chủ tịch Hội đồng thi xem xét, quyết định việc xây dựng trước câu hỏi phỏng vấn, thực hành để thống nhất thực hiện; thành viên Ban kiểm sát, sách hạch được hỏi thêm các nội dung liên quan đến vị trí việc làm cần tuyển. Phương thức chấm điểm phỏng vấn, thực hành phải được Chủ tịch Hội đồng phê duyệt trước khi thực hiện”.
Thông thường, sự trôi chảy trong trả lời các câu hỏi liên quan đến Luật, Nghị định, Thông tư sẽ được đánh giá 50% số điểm; còn lại là điểm cho các câu hỏi về sự phù hợp với công việc/vị trí việc làm mà bạn sắp đảm nhận (tác phong/thế mạnh, sự hiểu biết về xã hội, ngành...). Mỗi thí sinh sẽ có 15 phút để chuẩn bị trước khi trả lời. Do vậy, bạn hãy viết tóm tắt câu hỏi thành đề cương để tránh thiếu ý. Ngoài ra, với những câu hỏi mà bạn nắm rất chắc, bạn có thể đưa thêm các ví dụ, phân tích thực tiễn để ghi điểm mà lại tránh được những câu hỏi hóc búa khác từ phía Hội đồng.
B. Kỹ năng
Các kỹ năng cần thiết:
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng ứng xử
- kỹ năng trả lời câu hỏi
Khi phỏng vấn, cần phải tập trung vào câu hỏi mà Ban Giám khảo đưa ra, trả lời thật đúng trọng tâm, không quá dài dòng, lan man. Trong trường hợp gặp những câu hỏi khó hiểu hay không liên quan, bạn không được tỏ thái độ mà phải bình tĩnh, khéo léo trả lời.
C. Tác phong
1. Trang phục và ấn tượng ban đầu
Văn hóa công sở được quy định rõ tại Quyết định 129/2007/QÐ-TTg ngày 2-8-2007 về văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước; Quyết định 1847/QÐ- TTg ngày 27-12-2018 về phê duyệt đề án văn hóa công vụ. Do vậy, cách tốt nhất bạn nên mặc quần áo chỉnh tề (áo sơ mi, quần âu/váy dài qua gối, không bó sát). Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nhà tuyển dụng sẽ quyết định về một ứng viên trong vòng 5 phút đầu tiên và họ dành tất cả thời gian còn lại để xác nhận quyết định đó. Vậy, bạn có thể làm gì trong vòng 5' để gây được ấn tượng tốt? Hãy thể hiện năng lượng, sự nhiệt tình và sự trân trọng cơ hội cũng như thời gian mà HĐ tuyển dụng đã dành cho bạn. (Hãy ghi nhớ: họ có thể đã phỏng vấn rất nhiều ứng viên trong ngày hôm đó. Vì vậy, hãy mang đến một nguồn năng lượng cho buổi phỏng vấn.)
2. Kết thúc phỏng vấn với những điều tích cực
Tốt nhất là bạn có thể giải thích được tại sao bạn là ứng viên phù hợp nhất cho vị trí này: “Em đã làm một vài đánh giá nghề nghiệp, và em nhận ra bản thân mình rất quan tâm đến lĩnh vực... và vị trí này thực sự rất phù hợp với điều em mong muốn. Em biết rằng mình sẽ có động lực...”. Cuối cùng thì đừng quên nở một nụ cười tươi và nói lời “cảm ơn Hội đồng” trước khi ra về.
Trên đây là một số nội dung cho bài thi phỏng vấn – bài thi quan trọng cuối cùng để có thể trở thành công chức. Ở vòng 1, bạn đừng quá bận tâm mà hãy giao việc đó cho Luyện thi 3m công viên chức. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến tuyển dụng công chức, chúng tôi sẵn sàng giải đáp và cùng bạn vượt qua.
=>> Ôn tập kiến thức chung bám sát trọng tâm văn bản ôn tập tại đây 👇
Nhắn tin ngay với Luyện thi 3m công viên chức để được tư vấn các khóa học phù hợp với vị trí thi tuyển của bạn!
3M chúc bạn ôn tập hiệu quả và đạt kết quả như kỳ vọng 🍀