CHI TIẾT BẢNG LƯƠNG CÔNG CHỨC, CÔNG CHỨC MỚI RA TRƯỜNG LƯƠNG BAO NHIÊU?

Ngày: 20/08/2024

CẬP NHẬT BẢNG LƯƠNG CÔNG CHỨC MỚI NHẤT VÀ NHỮNG QUYỀN LỢI QUAN TRỌNG

Bạn có bao giờ nghe câu “Làm công chức lương thấp lắm” từ bạn bè hoặc những người xung quanh? Đây là suy nghĩ phổ biến, đặc biệt với các bạn sinh viên mới ra trường. Dù vậy, gia đình lại mong muốn bạn chọn công việc trong môi trường nhà nước để có sự ổn định lâu dài. Vậy lương công chức thực sự có thấp như mọi người vẫn nghĩ? Và liệu có cách nào để bạn tăng thu nhập trong nghề này?

ở Bài viết này, 3M sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cập nhật nhất về bảng lương công chức, những quyền lợi quan trọng mà bạn không nên bỏ qua, cùng với quy trình và yêu cầu khi nâng ngạch công chức. Hãy cùng khám phá để đảm bảo bạn nắm bắt được mọi thông tin cần thiết và tối ưu hóa quyền lợi của mình.

Chi tiết bảng lương công chức

I. CHI TIẾT BẢNG LƯƠNG CÔNG CHỨC MỚI NHẤT: MỨC LƯƠNG TƯƠNG ỨNG VỚI TỪNG NGẠCH BẬC

Bảng lương công chức được xây dựng dựa trên hệ thống ngạch và bậc, phản ánh mức lương cơ bản tương ứng với từng vị trí công chức. Hệ thống này giúp đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong việc xác định mức lương, đồng thời tạo động lực cho sự phát triển nghề nghiệp.
Cách xác định mức lương

Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng.
Hiện nay lương của công chức được tính theo công thức: 
Tiền lương = Hệ số lương x Lương cơ sở
Vậy, từ ngày 1/7, tiền lương của công chức sẽ là bao nhiêu?

1. Bảng lương chuyên gia cao cấp 

Bảng lương chi tiết chuyên gia cao cấp

2. Bảng lương công chức loại A

a. Công chức loại A3
- Nhóm A3.1 
Bảng lương công chức loại A3 nhóm A3.1
- Nhóm A3.2
Bảng lương công chức loại A3 nhóm A3.2

b. Công chức loại A2
- Nhóm A2.1
Bảng lương công chức loại A2 nhóm A2.1
- Nhóm A2.2
Bảng lương công chức loại A2 nhóm A2.2
c. Công chức loại A1
Bảng lương công chức loại A1
d. Công chức loại A0
Bảng lương công chức loại A0

3. Bảng lương công chức loại B

Bảng lương công chức loại B

4. Bảng lương công chức loại C

- Nhóm C1
bảng lương công chức loại C nhóm C1
- Nhóm C2
bảng lương công chức loại C nhóm C2
- Nhóm C3
bảng lương công chức loại C nhóm C3

=>> Hiểu rõ hơn về phân loại các ngạch bậc công chức

II. SỰ KHÁC NHAU GIỮA CÁC BẬC LƯƠNG CÔNG CHỨC

Bảng lương công chức được chia thành nhiều bậc, mỗi bậc tương ứng với một hệ số lương. Khi hệ số lương tăng, lương cơ bản của bạn cũng sẽ tăng theo.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự khác nhau giữa các bậc lương:
  • Trình độ chuyên môn: Người có trình độ cao hơn (thạc sĩ, tiến sĩ) thường được xếp vào bậc lương cao hơn so với người chỉ có bằng đại học.
  • Thâm niên công tác: Mỗi công chức đều có thể thăng tiến qua các bậc lương theo thời gian và sự cống hiến trong công việc.
  • Chức vụ: Các vị trí lãnh đạo, quản lý thường có hệ số lương cao hơn so với nhân viên thường.

III. QUYỀN LỢI CỦA CÔNG CHỨC: NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT ĐỂ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA MÌNH

1. Các khoản phụ cấp

Theo Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV nêu rõ công thức tính mức phụ cấp, đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở như sau: 

Mức phụ cấp = Lương cơ sở x Hệ số phụ cấp 

Ngoài lương cơ bản, công chức còn được hưởng các khoản phụ cấp như:
a. Phụ cấp độc hại:

Phụ cấp độc hại cho công chức
b. Phụ cấp chức vụ lãnh đạo
* Với đô thi loại đặc biệt, TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh

Phụ cấp công chức lãnh đạo đô thi đặc biệt
* Với đô thị loại I, các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương còn lại
Phụ cấp công chức lãnh đạo đô thị loại 1
c. Phụ cấp khu vực 
Phụ cấp công chức theo khu vực
d. Phụ cấp trách nhiệm công việc 
Phụ cấp công chức theo trách nhiệm công việc
e. Phụ cấp lưu động 

Phụ cấp lưu động cho công chức
2. Bảo hiểm và Phúc Lợi Xã Hội

Mức đóng bảo hiểm xã hội của công chức được thể hiện thông qua bảng dới đây
Mức đóng báo hiểm xã hội của công chức

3. Chế độ nghỉ phép

Công chức được nghỉ phép hưởng lương và nghỉ không hưởng lương các ngày sau đây:
Ngày nghỉ hàng năm (Điều 113)
Làm việc đủ 12 tháng thì được nghỉ hàng năm, từ 12 – 16 ngày (có các điều kiện kèm theo)
Cứ 05 năm làm việc thì cán bộ, công chức lại có thêm 01 ngày nghỉ hàng năm (Điều 114).
Ngày nghỉ lễ, Tết (Điều 112) hưởng nguyên lương
Công chức được nghỉ các ngày: Tết Dương lịch, Âm lịch, 30/04 – 01/05, ngày Quốc Khánh 02/09, Giỗ Tổ Hùng Vương
(Trong các năm làm việc ngày nghỉ lễ có thể nhiều hơn nếu ngày lễ rơi vào thứ Bảy, chủ Nhật)
Nghỉ việc riêng (Điều 115) vẫn hưởng nguyên lương
Công chức có các ngày nghỉ hỉ, hiếu,…
Nghỉ việc riêng không hưởng lương 01 ngày
Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

4. Chế độ nghỉ hưu 

Theo Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu như sau:
  • Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
  • Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Như vậy, tuổi nghỉ hưu của viên chức trong điều kiện lao động bình thường:
  • Năm 2024: 61 tuổi đối với nam, 56 tuổi 4 tháng đối với nữ.
  • Năm 2025: 61 tuổi 3 tháng đối với nam, 56 tuổi 8 tháng đối với nữ.

5. Các quyền lợi khác

  • Quyền sử dụng cơ sở vật chất: Văn phòng, phương tiện đi lại nếu công việc yêu cầu.

  • Quyền tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao: Các cơ hội giao lưu, giải trí trong và ngoài công việc.

  • Hỗ trợ khi gặp khó khăn: Các chương trình hỗ trợ tài chính, y tế khi công chức gặp phải các tình huống khó khăn.

IV. NÂNG NGẠCH TĂNG LƯƠNG: QUY TRÌNH, YÊU CẦU VÀ NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG

Nâng ngạch trong ngành công chức không chỉ là một bước tiến sự nghiệp mà còn mang lại lợi ích lớn về thu nhập. Khi thăng hạng, công chức được hưởng mức lương cao hơn, tương xứng với trách nhiệm và vai trò mới. Điều này không chỉ ghi nhận năng lực mà còn tạo động lực mạnh mẽ để phấn đấu và cống hiến hơn. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và quyết tâm, việc nâng ngạch sẽ mở ra những cơ hội phát triển lâu dài và bền vững trong sự nghiệp công chức.

Vậy cùng 3M tìm hiểu về quy trình và yêu cầu trong nâng ngạch công chức nhé!

1. Tiêu chuẩn, điều kiện dự thi nâng ngạch công chức

  • Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi nâng ngạch; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt
  • Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
  • Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi;
  • Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu đối với từng ngạch công chức quy định tại tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch dự thi;

2. Quy trình thi nâng ngạch công chức

  • Đề án thi nâng ngạch công chức
  • Nộp hồ sơ
  • Công bố danh sách công chức đủ và không đủ điều kiện, tiêu chuẩn tham dự kỳ thi; Và hướng dẫn ôn tập (nếu có)
  • Tổ chức thi:
    • Môn kiến thức chung: Thi trắc nghiệm 60 câu hỏi về hệ thống chính trị, tổ chức bộ máy của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; quản lý hành chính nhà nước; công chức, công vụ; chức trách, nhiệm vụ của công chức theo yêu cầu của ngạch dự thi;
    • Môn ngoại ngữ: thi trắc nghiệm 30 câu hỏi về một trong năm thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc theo yêu cầu của ngạch dự thi do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tổ chức thi nâng ngạch quyết định (thường là tiếng anh)
    • Môn tin học (nếu kỳ thi tổ chức thi trên máy tính thì không cần thi tin học)
    • Môn chuyên môn nghiệp vụ:
      • Đối với nâng ngạch lên ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương: Thi viết đề án, thời gian tối đa 08 tiếng và thi bảo vệ đề án, thời gian tối đa 30 phút; nội dung thi theo yêu cầu của ngạch dự thi. Thi viết đề án và thi bảo vệ đề án được chấm với thang điểm 100 cho mỗi bài thi;
      • Đối với nâng ngạch lên ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương: Thi viết, thời gian 180 phút; nội dung thi theo yêu cầu của ngạch dự thi; thang điểm 100;
      • Đối với nâng ngạch lên ngạch cán sự hoặc tương đương; ngạch chuyên viên hoặc tương đương: Thi viết, thời gian 120 phút; nội dung thi theo yêu cầu của ngạch dự thi; thang điểm 100.

3. Tài liệu ôn thi nâng ngạch 

File trắc nghiệm kiến thức chung nâng ngạch công chức, tải về

Trở thành công chức là con đường ổn định và nhiều cơ hội thăng tiến, nhưng không phải ai cũng biết cách khai thác tối đa lợi thế này. Bảng lương công chức có thể khởi đầu khiêm tốn, nhưng nếu bạn có định hướng đúng đắn và không ngừng nỗ lực, cơ hội để nâng bậc lương và đạt được thu nhập xứng đáng luôn rộng mở. Hãy bắt đầu bằng việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi công chức, và nhớ rằng, thành công không chỉ đến từ sự may mắn mà còn từ sự kiên trì và quyết tâm của chính bạn. 🍀🍀🍀

Mọi thắc mắc hoặc mọi vấn đề cần được giải đáp / hỗ trợ liên quan đến kỳ thi công chức, viên chức, đừng ngại liên hệ với chúng tôi qua FANPAGE: Luyện thi 3M công viên chức

👉 Join ngay group zalo để cập nhật các tin tức mới nhất và hỏi đáp trực tiếp cùng chuyên gia Tại đây
👉 Follow fanpage để cập nhật các tin tức tuyển dụng và đề thi mới nhất: Tại đây
👉 Join ngay group facebook trao đổi các thông tin về thi tuyển công chức, kiểm định: Tại đây