Theo Thông tư số 20/2017/TT-BGDĐT, giáo viên thăng hạng sẽ thực hiện 4 bài thi (tùy thuộc vào từng hạng kỳ thi mà yêu cầu đối với mỗi bài thi này sẽ khác nhau). Kể cả khi kỳ thi tổ chức trên máy thì phần thi Tin học cũng không được miễn như quy định đối với công chức.
👉* Môn kiến thức chung: Tự luận hoặc trắc nghiệm hoặc kết hợp giữa tự luận và trắc nghiệm.
👉* Môn chuyên môn, nghiệp vụ: Trắc nghiệm hoặc vấn đáp
👉* Môn ngoại ngữ: Trắc nghiệm
👉* Môn Tin học: Thi trắc nghiệm hoặc thi thực hành trên máy vi tính
Sau đây là tổng hợp thông itn mới nhất về kỳ thi thăng hạng đối với giáo viên:
1) Giáo viên không bắt buộc phải thi thăng hạng
Theo khoản 1, điều 31, Luật Viên chức năm 2010 thì:
Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện theo nguyên tắc sau:
a) Làm việc ở vị trí việc làm nào thì bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm đó;
b) Người được bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp nào thì phải có đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp đó
Bên cạnh đó, theo khoản 3 Điều này, giáo viên được đăng ký thi hoặc xét thay đổi chức danh nghề nghiệp nếu đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu và đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
Do đó, nếu đơn vị sự nghiệp công lập chưa có nhu cầu, giáo viên chưa đủ điều kiện hoặc không có nhu cầu được thăng hạng và đang làm ở chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm của mình thì không nhất định phải thi thăng hạng.
2) Điều kiện để giáo viên được thi thăng hạng
Theo Điều 3, Thông tư số 20/2017/TT-BGDĐT quy định, giáo viên thi thăng hạng phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Cơ sở giáo dục có nhu cầu về vị trí việc làm của chức danh ở hạng đăng ký thi;
- Được cấp có thẩm quyền cử đi dự thi;
- Được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong 03 năm liên tục tính đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ dự thi;
- Có đủ phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp;
- Không trong thời gian bị thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền;
- Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của từng hạng đăng ký khác nhau.
Đồng thời, theo khoản 1, điều 32, Nghị định số 115/2020/NĐ-CP thì viên chức được đăng ký dự thi thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự thi thăng hạng;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt;
- Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức;
- Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
- Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự thi thăng hạng. Viên chức được miễn thi ngoại ngữ, tin học thì được coi là đáp ứng yêu cầu về tiêu chuẩn ngoại ngữ, tin học.
- Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề. Từ 20/3/2021, khi 4 Thông tư mới của Bộ GD&ĐT có hiệu lực, thời gian giữ hạng dưới liền kề được quy định như sau:
+ Với giáo viên mầm non, tiểu học khi thăng từ hạng III lên hạng II: Đã tăng thời gian giữ hạng III từ 6 năm lên 9 năm; Chỉ phải giữ hạng III trong 6 năm nếu đã có bằng cử nhân (giáo viên mầm non), bằng thạc sĩ (giáo viên tiểu học) đáp ứng tiêu chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên hạng II; Bỏ hai yêu cầu về thời gian giữ hạng III từ đủ 1 năm và tốt nghiệp đại học sư phạm trước khi thăng hạng từ đủ 1 năm trở lên.
+ Với giáo viên THCS, từ hạng III lên hạng II: Tăng thời gian giữ hạng III từ đủ 6 năm lên 9 năm trở lên; Chỉ phải giữ hạng III trong 6 năm nếu đã có bằng thạc sĩ trước khi tuyển dụng và đáp ứng trình độ đào tạo; Bỏ yêu cầu về thời gian gần nhất giữ hạng III; Bỏ yêu cầu về thời gian đã tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đạt học khác.
+ Từ hạng II lên hạng I: Thời gian giữ hạng II vẫn yêu cầu là 6 năm trở lên nhưng đã bỏ yêu cầu về thời gian giữ hạng II từ đủ 1 năm trở lên.
+ Với giáo viên THPT, từ hạng III lên hạng II: Tăng thời gian giữ hạng III từ đủ 6 năm lên 9 năm trở lên; Chỉ phải giữ hạng III trong 6 năm nếu đã có bằng thạc sĩ trước khi tuyển dụng và đáp ứng trình độ đào tạo; Bỏ yêu cầu về thời gian gần nhất giữ hạng III;
+ Từ hạng II lên hạng I: Thời gian giữ hạng II vẫn yêu cầu là 6 năm trở lên nhưng đã bỏ yêu cầu về thời gian tối thiểu gần nhất giữ hạng II.
3) Điều kiện miễn thi ngoại ngữ và tin học
Miễn ngoại ngữ |
Miễn tin học |
- Viên chức tính đến tháng đủ tuổi nghỉ hưu còn dưới 05 năm công tác;
- Viên chức có chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số hoặc là người dân tộc thiểu số đang công tác ở vùng dân tộc thiểu số;
- Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học chuyên ngành ngoại ngữ hoặc có bằng tốt nghiệp chuyên ngành ngoại ngữ cùng trình độ so với trình độ trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi;
- Viên chức có bằng tốt nghiệp đại học, sau đại học hoặc có bằng tốt nghiệp theo yêu cầu trình độ đào tạo so với trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định trong tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp dự thi học tập ở nước ngoài hoặc học bằng tiếng nước ngoài ở Việt Nam, được cơ quan có thẩm quyền công nhận. |
Có bằng tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các chuyên ngành liên quan đến tin học, công nghệ thông tin. |
+ Môn Kiến thức chung, tin học và ngoại ngữ là môn điều kiện, yêu cầu đạt 50% số câu.
+ Môn nghiệp vụ chuyên ngành: lấy điểm từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu.
4) Cách tính lương, phụ cấp giáo viên sau khi thăng hạng
Sau khi trúng tuyển kỳ thi thăng hạng, giáo viên được bổ nhiệm vào hạng chức danh cao hơn liền kề với chức danh trước đây giữ. Về việc xếp lương, phụ cấp sau khi thăng hạng, giáo viên được xếp theo hướng dẫn tại Thông tư số 02/2007/TT-BNV. Cụ thể:
- Chưa hưởng hoặc đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung: Xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất với hạng mới;
- Tổng hệ số lương và phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở hạng cũ lớn hơn bậc cuối cùng trong hạng mới: Xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong hạng mới. Ngoài ra, còn được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu.
Do đó, tùy vào việc đã hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung chưa và hệ số lương hiện hưởng để xếp mức lương mới theo quy định.
🍀 Luyện thi 3M công viên chức