Cấu trúc đề thi viên chức môn kiến thức chung và mẹo ôn thi

Ngày: 24/07/2021
Cấu trúc đề thi viên chức gồm 02 vòng, trong đó vòng 01 thi môn kiến thức chung. Cùng tìm hiểu cấu trúc đề thi viên chức môn kiến thức chung và cách ôn thi nhé.
Theo quy định hiện hành, thi tuyển viên chức được thực hiện thông qua 02 vòng thi. Trong đó, vòng thi đầu tiên có nội dung kiểm tra kiến thức chung của thí sinh. Đây là vòng thi quan trọng, nếu không đạt vòng này, bạn sẽ không đủ điều kiện để thi tiếp vòng 02. Trong bài viết này, hãy tìm hiểu cấu trúc đề thi viên chức môn kiến thức chung và mẹo ôn thi hiệu quả nhé.

Cấu trúc đề thi viên chức môn kiến thức chung

Vòng kiến thức chung được thực hiện dưới hình thức kiểm tra trắc nghiệm trên giấy hoặc trên máy vi tính. Nội dung đề thi cụ thể như sau:
  • Kiến thức chung về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
  • Kiến thức chung về pháp luật viên chức.
  • Kiến thức chung về pháp luật thuộc lĩnh vực, ngành tuyển dụng.
  • Kiến thức chung về nhiệm vụ, chức trách của viên chức căn cứ trên yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển.

đề thi viên chức môn kiến thức chung
Thời gian thi viên chức môn kiến thức chung là 60 phút.
  • Trong vòng 01, phần thi kiến thức chung cũng là phần chiếm tổng lượng thời gian và tổng câu hỏi nhiều nhất. Bên cạnh phần này, thí sinh sẽ phải thi tiếp hai phần ngoại ngữ và tin học với tổng câu hỏi cho mỗi phần là 30 câu, thi trong 30 phút.
Theo nhận định, phần kiểm tra kiến thức chung là nội dung khó nhất. Bộ câu hỏi trong đề thi viên chức môn kiến thức chung hoàn toàn xoay quanh các chuyên đề về luật, quy định...

Đề thi viên chức phần kiến thức chung

Đề thi môn kiến thức chung thường bao gồm những câu hỏi xoay quanh các nội dung cơ bản như sau:
  • Hiến pháp
  • Luật Viên chức 2010 (2019 sửa đổi)
  • Nghị định số 115/2020/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
  • ....

đề thi viên chức môn kiến thức chung
Tham khảo một số câu hỏi trong đề thi viên chức môn kiến thức chung:

Câu 1: Căn cứ vào Luật viên chức 2010, theo pháp luật liên quan viên chức có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động ngề nghiệp, khi viên chức bị kỷ luật bằng hình thức nào sau đây?
A. Khiển trách
B. Buộc thôi việc
C. Cảnh cáo
D. Tất cả các ý trên (đáp án đúng)

Câu 2: Căn cứ vào Luật viên chức 2010, viên chức được bổ nhiệm vào chức vụ quản lý, điều chỉnh chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm cập nhật, bổ sung kỹ năng, kiến thức phục vụ hoạt động nghề nghiệp thì việc bồi dưỡng và đào tạo được thực hiện khi nào?
A. Trước khi bổ nhiệm (đáp án đúng)
B. Sau khi bổ nhiệm
C. Không cần bồi dưỡng đào tạo
D. Tất cả các ý trên

Câu 3: Căn cứ vào Luật viên chức 2010, quy định về việc ra quyết định thay đổi, điều chỉnh chức danh nghề nghiệp đối với viên chức được thực hiện khi nào?
A. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thể ra quyết định bất cứ lúc nào
B. Sau khi có kết quả thi hoặc xét tuyển (đáp án đúng)
C. Trước khi có kết quả thi hoặc xét tuyển
D. Tất cả các ý trên


đề thi viên chức môn kiến thức chung


Câu 4: Căn cứ vào Luật viên chức 2010, viên chức khi tham gia bồi dưỡng, đào tạo phải chấp hành những gì?
A. Chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
B. Chịu sự quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập.
C. Chấp hành nghiêm chỉnh quy chế bồi dưỡng, đào tạo.
D. Tất cả các ý trên (đáp án đúng).

Câu 5: Căn cứ vào Luật viên chức 2010, viên chức được hưởng những gì khi tham gia bồi dưỡng, đào tạo?
A. Tiền lương
B. Tiền phụ cấp theo quy định của pháp luật
C. Tiền theo quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập
D. Tất cả các ý trên (đáp án đúng).

Câu 6: Căn cứ vào Luật viên chức 2010, thời gian bồi dưỡng, đào tạo viên chức được tính như thế nào?
A. Không được xét nâng lương
B. Được tính thời gian công tác liên tục, được xét nâng lương (đáp án đúng)
C. Không được tính thời gian công tác liên tục
D. Tất cả các ý trên

 
đề thi viên chức môn kiến thức chung

Câu 7: Căn cứ vào Luật viên chức 2010, viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc chủ động bỏ việc thì chi phí đào tạo viên chức sẽ được giải quyết ra sao?
A. Viên chức không phải đền bù chi phí.
B. Viên chức phải đền bù 50% chi phí đào tạo.
C. Viên chức phải đền bù 70% chi phí.
D. Viên chức không phải đền bù chi phí đào tạo (đáp án đúng).

 

Mẹo ôn thi viên chức môn kiến thức chung

Để ôn thi môn kiến thức chung hiệu quả, trước hết bạn cần nắm rõ cấu trúc đề thi môn này, đồng thời có sự chuẩn bị rõ ràng về kế hoạch ôn thi. Bạn có thể tham khảo một số lời khuyên sau đây:
  • Thứ nhất, không nên ôn “tủ” mà nên học tất cả các chuyên đề, nội dung trong tài liệu ôn tập.
  • Thứ hai, không nên học thuộc lòng. Vì kiến thức chung đa phần là luật, do đó rất khó để bạn ghi nhớ chính xác 100% từng câu chữ để làm bài. Do vậy, bạn nên đọc hiểu và ghi nhớ những nội dung trọng tâm, những ý chính để dễ dàng hơn trong việc triển khai đáp án.
  • Thứ ba, thường xuyên sưu tầm các bộ đề, bộ câu hỏi môn kiến thức chung để làm quen.
Hy vọng thông tin về đề thi viên chức môn kiến thức chung trên đây sẽ hữu ích cho quý độc giả!