CÔNG CHỨC LÀ GÌ? LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC?

Ngày: 19/08/2024

CÔNG CHỨC LÀ GÌ? LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRỞ THÀNH CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC?

Khi bước ra khỏi cổng trường đại học, bạn có thể đứng trước sự lựa chọn giữa làm việc tư nhân hoặc theo đuổi con đường công chức nhà nước. Nhưng trước khi quyết định, liệu bạn đã thực sự hiểu rõ về nghề công chức? Trong bài viết này, 3M sẽ giúp bạn khám phá tất cả các khía cạnh của nghề công chức, từ những thông tin cơ bản đến những bí quyết ôn tập hiệu quả để trở thành một công chức nhà nước thành công. Cùng theo dõi để nắm bắt những thông tin quan trọng và kinh nghiệm từ chuyên gia 3M để bạn có thể tự tin chinh phục con đường sự nghiệp của mình!
Công chức là gì?

1. CÔNG CHỨC LÀ GÌ? CÓ NÊN LÀM CÔNG CHỨC NHÀ NƯỚC KHÔNG?

Công chức theo nghĩa chung là nhân viên trong cơ quan nhà nước, là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh trong các cơ quan nhà nước (chủ yếu là cơ quan hành chính) từ cấp xã, huyện, tỉnh, trung ương .
Công chức của một quốc gia thường là công dân, người có quốc tịch của nước sở tại và thường nằm trong biên chế. Phạm vi làm việc của công chức là các cơ quan nhà nước, tuy nhiên pháp luật nhiều nước quy định công chức có thể làm việc không chỉ trong cơ quan nhà nước.
=>> Vậy có nên làm công chức nhà nước không? Hãy cùng 3M tìm hiểu những ưu điểm và nhược điểm khi lựa chọn con đường này nhé!

2. PHÂN BIỆT CÔNG CHỨC VÀ VIÊN CHỨC

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết để bạn nắm rõ được điểm khác biệt của công chức và viên chức
Tiêu chí Công chức Viên chức
Khái niệm Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc
Cơ quan làm việc Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội Đơn vị sự nghiệp công lập
Hình thức tuyển dụng Thi tuyển, xét tuyển, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh Thi tuyển, xét tuyển
Chế độ làm việc Làm việc theo biên chế Làm việc theo hợp đồng lao động
Tập sự - 12 tháng với công chức loại C
- 06 tháng với công chức loại D
- 12 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo đại học. Riêng bác sĩ là 09 tháng;
- 09 tháng nếu yêu cầu tiêu chuẩn trình độ đào tạo cao đẳng
Quỹ lương Hưởng lương từ ngâm sách nhà nước hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
Quyền lực công Được giao quyền lực công Không được giao quyền lực công
Hình thức kỷ luật - Khiển trách
- Cảnh cáo
- Hạ bậc lương
Kỷ luật theo luật viên chức
Ngạch Phân tách thành các ngạch Không phân ngạch
Ví dụ Kiểm sát viên, điều tra viên, Thẩm phán, Chánh án..... Giảng viên trưởng, bác sĩ, giáo viên,....

=>> Làm rõ điểm khác biệt giữa công chức và viên chức

3. PHÂN LOẠI CÔNG CHỨC

Có thể phân loại công chức theo các tiêu chí sau: 

a. Theo trình độ đào tạo

  • Công chức loại A – phải có trình độ đào tạo chuyên môn mà từ bậc đại học trở lên
  • Công chức loại B – phải có trình độ đào tạo chuyên môn mà ở bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng;
  • Công chức loại C – phải có trình độ đào tạo chuyên môn mà ở bậc sơ cấp;
  • Công chức loại D – phải có trình độ đào tạo chuyên môn mà ở bậc dưới sơ cấp.

b. Theo ngạch chuyên môn

  • Công chức của ngành hành chính – sự nghiệp;
  • Công chức của ngành lưu trữ;
  • Công chức của ngành thanh tra;
  • Công chức của ngành tài chính;
  • Công chức của ngành tư pháp;
  • Công chức của ngành ngân hàng;
  • Công chức của ngành hải quan;
  • Công chức của ngành nông nghiệp;
  • Công chức của ngành kiểm lâm;
  • Công chức của ngành thủy lợi;
  • Công chức của ngành xây dựng;
  • Công chức của ngành khoa học kĩ thuật;
  • Công chức của ngành khí tượng thủy văn;
  • Công chức của ngành giáo dục, đào tạo;
  • Công chức của ngành y tế;
  • Công chức của ngành văn hóa – thông tin;
  • Công chức của ngành thể dục, thể thao;
  • Công chức của ngành dự trữ quốc gia.

c. Theo vị trí công tác

  • Công chức lãnh đạo
  • Công chức chuyên môn các nghiệp vụ.
=>> Cùng 3M làm rõ cách phân loại công chức, điều kiện chuyển ngạch công chức tại đây

4. BẢNG LƯƠNG CÔNG CHỨC

Theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở là 2,34 triệu đồng/tháng.
Hiện nay lương của công chức được tính theo công thức:
Tiền lương = Hệ số lương x Lương cơ sở
Vậy, từ ngày 1/7, tiền lương của công chức sẽ là bao nhiêu? 
=>> Xem chi tiết các bảng lương và giải đáp câu hỏi liên quan đến lương công chức 

Loại công chức

Số bậc

Lương giao động

Bảng lương chi tiết

Chuyên gia cao cấp

3

20tr5 – 23tr4

Bảng lương chuyên gia cao cấp

Công chức loại A3 (nhóm A3.1)

6

14tr5 – 18tr7

Bảng lương Công chức loại A3 (nhóm A3.1)

Công chức loại A3 (nhóm A3.2)

6

13tr4 – 17tr6

Bảng lương công chức loại A3 (nhóm A3.2)

Công chức loại A2 (nhóm A2.1)

8

10tr2 – 15tr8

Bảng lương công chức loại A2 (nhóm A2.1)

Công chức loại A2 (Nhóm A2.2)

8

9tr3 – 14tr9

Bảng lương công chức loại A2 (nhóm A2.2)

Công chức loại A1

9

5tr4 – 11tr6

Bảng lương công chức loại A1

Công chức loại A0

10

4tr9 – 11tr4

Bảng lương công chức loại A0

Công chức loại B

12

4tr3 – 9tr5

Bảng lương công chức loại B

Công chức loại C (nhóm C1)

12

3tr8 – 8tr4

Bảng lương công chức loại C (nhóm C1)

Công chức loại C (nhóm C2)

12

3tr5 – 8tr1

Bảng lương công chức loại C (nhóm C2)

Công chức loại C (nhóm C3)

12

3tr1 – 7tr7

Bảng lương công chức loại C (nhóm C3)

(Bảng lương chưa bao gồm các khoản phụ cấp)

5. CHẾ ĐỘ NGHỈ PHÉP, NGHỈ HƯU CỦA CÔNG CHỨC

a. Chế độ nghỉ phép 

Điều 13 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định về quyền nghỉ ngơi của cán bộ, công chức như sau:
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động.
Trong khi đó, căn cứ Bộ luật Lao động năm 2019 đag có hiệu lực, chế độ nghỉ của cán bộ, công chức sẽ thực hiện như sau:
Ngày nghỉ hàng năm (Điều 113)
Làm việc đủ 12 tháng thì được nghỉ hàng năm, từ 12 – 16 ngày (có các điều kiện kèm theo)
Cứ 05 năm làm việc thì cán bộ, công chức lại có thêm 01 ngày nghỉ hàng năm (Điều 114).
Ngày nghỉ lễ, Tết (Điều 112) hưởng nguyên lương
Công chức được nghỉ các ngày: Tết Dương lịch, Âm lịch, 30/04 – 01/05, ngày Quốc Khánh 02/09, Giỗ Tổ Hùng Vương
(Trong các năm làm việc ngày nghỉ lễ có thể nhiều hơn nếu ngày lễ rơi vào thứ Bảy, chủ Nhật)
Nghỉ việc riêng (Điều 115) vẫn hưởng nguyên lương
Công chức có các ngày nghỉ hỉ, hiếu,…
Nghỉ việc riêng không hưởng lương 01 ngày
Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

b. Chế độ nghỉ hưu và lương hưu của công chức

  • Tuổi nghỉ hưu của công chức
Công chức viên chức đủ tuổi nghỉ hưu. Trong năm 2021, nam đủ 60 tuổi 3 tháng; nữ đủ 55 tuổi 4 tháng. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng với nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và tăng thêm 4 tháng với nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Cụ thể tuổi nghỉ hưu của công chức năm 2025 là: 61 tuổi 3 tháng đối với nam, 56 tuổi 8 tháng đối với nữ.
  • Điều kiện để công chức hưởng lương hưu
    • Tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc làm việc trong điều kiện lao động bình thường: Khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH; Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định
    • Trường hợp là công chức cấp xã: Có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH; Đủ 56 tuổi 4 tháng.
=>> Xem chi tiết những trường hợp nghỉ phép, nghỉ hưu và hưởng lương của công chức

6. TRA CỨU THÔNG TIN TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

a. Thông tin tuyển dụng được đăng ở đâu

Theo quy định thì các cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức sẽ phải thực hiện đăng thông báo tuyển dụng công khai tại:
  • Ít nhất 01 lần trên một trong những phương tiện thông tin đại chính như: Báo in, báo điện tử, báo nói, báo hình
  • Đăng tải trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan
  • Niêm yết công khai tại trụ sở làm việc của cơ quan


b. Hướng dẫn cách tra cứu thông tin tuyển dụng công chức

Cách 1: Xem trên trang web của Cơ quan/ tổ chức/ đơn vị bạn muốn thi tuyển 
Bước 1:
Tìm tên các cơ quan trên thanh tìm kiếm của trình duyệt

Ví dụ:
- Tổng cục Thuế
- Kho bạc Nhà nước 
- Cổng thông tin điện tử tỉnh + tên tỉnh
- Sở Nội vụ + tên Tỉnh
.......
Bước 2: Nhấn vào các trang web chính thống
Dưới đây là 1 số trang web của các cơ quan:
- Tổng cục Thuế: https://www.gdt.gov.vn/
- Kho bạc Nhà nước: https://vst.mof.gov.vn/
- Tổng cục Hải quan: https://www.customs.gov.vn/
- Tổng cục Dự trữ Nhà nước: http://gdsr.gov.vn/
- Kiểm toán Nhà nước: https://www.sav.gov.vn/
...........
(Lưu ý: Các trang web của các Cơ quan Nhà nước sẽ có đuôi gov.vn)
Tra cứu thông tin tuyển dụng công chức
Bước 3: Trên thanh tìm kiếm của trang web, bạn tìm từ khóa "tuyển dụng" và tìm thông tin tuyển dụng mới nhất 
Tuy vậy cách tìm này nhiều bạn thường gặp khó khăn vì không tìm thấy trang website chính thống của Cơ quan/ tổ chức/ đơn vị đó... và thao tác trong website cũng khá khó khăn khi không xuất hiện thanh "tìm kiếm"
Cách 2: Tìm kiếm thông tin thi tuyển trên thanh tìm kiếm của Google
Bước 1: Bạn có thể tìm kiếm theo cú pháp " Tên Cơ quan/ tổ chức/ đơn vị + tuyển dụng (công chức) + năm"
Ví dụ: "Kiểm toán nhà nước tuyển dụng 2024"
Bước 2: Nhấn vào tin tuyển dụng mà chính trang web của Cơ quan/ tổ chức/ đơn vị để tìm thông tin chính xác 

thông tin tuyển dụng công chức
Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng 2 cách trên
Ưu điểm:

- Tìm kiếm được thông tin chính xác, đầy đủ từ trang website chính thống
Nhược điểm:
- Không biết rõ thời gian đăng thông báo tuyển dụng Cơ quan/ tổ chức để tiện tìm kiếm 
- Có thể bỏ lỡ thông tin tuyển dụng/ quá thời hạn nộp hồ sơ nếu không theo sát các thông tin đăng trên website

Cách 3: Truy cập vào website/ mạng xã hội chuyên đăng tải các tin tuyển dụng công chức, viên chức 

  • Mạng xã hội
  • Website "3mcongvienchuc.com" sẽ cập nhật đầy đủ thông tin tuyển dụng mới nhất của các Cơ quan Nhà nước và các tỉnh thành và tài liệu ôn tập trọng tâm, bám sát giúp bạn vững kiến thức để chính phục kỳ thi 

7. ÔN THI CÔNG CHỨC NHƯ THẾ NÀO – KINH NGHIỆM ÔN THI CÔNG CHỨC TỪ A - Z

Thi tuyển công chức được thực hiện qua 2 vòng thi
=>> Tổng hợp kinh nghiệm ôn thi công chức dễ học, dễ nhớ từ chuyên gia 3M

a. Vòng 1: Thi kiểm tra kiến thức, năng lực chung

Môn Kiến thức chung

  • Hình thức thi: trắc nghiệm trên máy tính hoặc trên giấy

  • Nội dung đề thi: 60 câu

    • Kiến thức chung về chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

    • Kiến thức chung về pháp luật công chức.

    • Kiến thức chung về pháp luật thuộc lĩnh vực, ngành tuyển dụng.

    • Kiến thức chung về nhiệm vụ, chức trách của công chức căn cứ trên yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển

  • Thời gian: 60 phút

  • Yêu cầu: đúng tối thiểu 30 câu

Môn Tiếng Anh

  • Hình thức thi: trắc nghiệm trên máy tính hoặc trên giấy

  • Nội dung đề thi: 30 câu

    • Phần 1: 10 câu kiểm tra từ vựng và ngữ pháp thông dụng

    • Phần 2: 10 câu đục lỗ (2 đoạn văn)

    • Phần 3: 5 câu viết lại câu (trắc nghiệm)

    • Phần 4: 5 câu đọc hiểu

  • Thời gian: 30 phút

  • Yêu cầu: đúng tối thiểu 15 câu

b. Vòng 2: Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành

  • Hình thức thi: Căn cứ vào tính chất, đặc điểm và yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định một trong ba hình thức thi: Phỏng vấn; viết; kết hợp phỏng vấn và viết.

  • Nội dung thi: Kiểm tra kiến thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật về ngành, lĩnh vực tuyển dụng; kỹ năng thực thi công vụ của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển

    Trở thành công chức không chỉ là một bước đi quan trọng trong sự nghiệp mà còn là cơ hội để bạn đóng góp cho xã hội và phát triển bản thân trong một môi trường làm việc chuyên nghiệp và ổn định. Với sự hiểu biết rõ ràng về các quy định, quyền lợi, và quy trình thi tuyển, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị và thực hiện các bước cần thiết để gia nhập đội ngũ công chức.

    👉 Join ngay group zalo để cập nhật các tin tức mới nhất và hỏi đáp trực tiếp cùng chuyên gia Tại đây
    👉 Follow fanpage để cập nhật các tin tức tuyển dụng và đề thi mới nhất: Tại đây
    👉 Join ngay group facebook trao đổi các thông tin về thi tuyển công chức, kiểm định: Tại đây